Văn hóa đọc trong thời đại công nghệ số 4.0

Trong thời đại bùng nổ công nghệ số 4.0. Chúng ta dần thay đổi phương thức tiếp nhận thông tin từ sách sang các phương tiện truyền thông hiện đại. Văn hóa đọc dần trở nên phai nhạt, lấn lướt bởi văn hóa Nghe – Nhìn.
Mặc dù với nhiều lợi ích công nghệ mang lại trong việc trau dồi kiến thức. Vui chơi giải trí nhưng vẫn không thể thay thế hoàn toàn được việc đọc sách.
Mục đích tổ chức buổi tập huấn
Thấu hiểu về tầm quan trọng của sách và thói quen đọc sách đối với mỗi CB,GV,NV, HS. Trong năm học 2021 -2022, BGH nhà trường đã đưa vào chương trình học chính khóa tiết “Đọc sách”. Và trong năm học 2022 – 2023 để tiếp tục gia tăng thêm sự hiệu quả của những tiết học “đọc sách”. Nhà trường sẽ tổ chức dự án “Phát triển, lan tỏa văn hóa đọc”. Để sách thực sự trở thành “người bạn thân thiết” của mỗi CB, GV, NV, HS.
Nội dung chương trình
Năm học mới 2022 – 2023. Sáng thứ 7, ngày 20/08/2022 BLĐ công ty và BGH nhà trường đã phối hợp với diễn giả Nguyễn Quốc Vương. Dịch giả, tác giả của hơn 80 đầu sách cùng hàng trăm cuộc chia sẻ. Tổ chức buổi chia sẻ: “VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA ĐỌC VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHUYẾN ĐỌC Ở TRƯỜNG HỌC”. Buổi chia sẻ diễn ra với những nội dung sau:
Vai trò của văn hóa đọc đối với Quốc gia/ với cá nhân (công dân).
Chúng ta nên đọc sách gì?
Chúng ta đọc sách như thế nào?
Chúng ta có thể làm gì để thúc đẩy văn hóa đọc phát triển?

Cảm ơn diễn giả Nguyễn Quốc Vương với những chia sẻ vô cùng tâm huyết và ý nghĩa về giá trị của sách. Truyền cảm hứng, niềm đam mê đọc sách đến với mỗi CB, GV, NV nhà trường. Và hướng dẫn để các thầy có thêm các phương pháp. Hình thức tổ chức các tiết đọc sách, các CLB yêu đọc sách trong nhà trường được hiệu quả hơn. Và đặc biệt, sau buổi tập huấn; tập thể CB, GV, NV Newton TH School đã thấu hiểu sâu sắc hơn về tầm quan trọng của sách. Cũng như thói quen đọc sách đối với sự phát triển quốc gia, của mỗi cá nhân trong xã hội.